Bạn có đang bị mỏi mắt?

Bạn có đang bị mỏi mắt?

Bạn có cảm thấy mệt mỏi hoặc khó chịu sau khi tập trung cao độ vào các hoạt động như xem màn hình máy tính, đọc sách hoặc lái xe trong một thời gian dài không? Các dấu hiệu trên nói rằng mắt bạn đang bị mỏi. Mỏi mắt là tình trạng mệt mỏi, đau nhức ở mắt. Triệu chứng này rất phổ biến và xảy ra thường xuyên hơn trong thời đại kỹ thuật số.

Thông thường, mỏi mắt có thể được điều trị bằng các phương pháp đơn giản, không xâm lấn. Nếu mỏi mắt kéo dài hoặc tình trạng kích ứng mắt xảy ra thường xuyên thì có thể là một dấu hiệu của tình trạng bệnh lý. 

1. Triệu chứng mỏi mắt

Bất cứ ai cũng có thể gặp tình trạng mỏi mắt. Đây là một vấn đề khá phổ biến với trẻ em và người lớn ở mọi lứa tuổi. Bạn có thể cảm thấy tình trạng này trong khi đang đọc hoặc nhìn vào màn hình kỹ thuật số. Đôi khi, bạn có thể không nhận thấy chúng đến khi cho mắt nghỉ ngơi từ những việc đang làm.

Mỏi mắt thường kéo dài trong vài phút, nhưng đôi khi chúng có thể tồn tại trong vài giờ. Nếu mắt bạn thường xuyên bị mỏi mà không được nghỉ ngơi, một thời gian sau, các triệu chứng mỏi mắt sẽ xuất hiện sớm hơn và thường xuyên hơn. Các triệu chứng cũng có thể bắt đầu ngay lập tức.

Tình trạng căng thẳng mắt biểu hiện ở một số triệu chứng, bao gồm:

  • Đau mắt.
  • Khô mắt.
  • Ngứa hoặc nóng ở mắt.
  • Nheo mắt.
  • Nhức đầu, đặc biệt là quanh mắt và trán của bạn.
  • Nhìn mờ.
  • Kém tập trung.
  • Sợ ánh sáng.
  • Đau cổ và đau vai.

Mỏi mắt nói chung là một tình trạng tạm thời, có thể tự cải thiện. Nó không gây hại vĩnh viễn cho mắt hoặc ảnh hưởng đến thị lực của bạn. Tuy nhiên, nó thật khó chịu, vì vậy tốt nhất là bạn nên có biện pháp phòng tránh.

2. Các nguyên nhân gây mỏi mắt phổ biến 

Mỏi mắt có thể xảy ra sau khi tập trung vào một hoạt động trong khoảng thời gian dài. Một số nguyên nhân thường gặp bao gồm:

Sử dụng màn hình kỹ thuật số hằng ngày trong vài giờ mỗi lần. Đây thường là nguyên nhân phổ biến nhất. Lướt internet hoặc đọc tin nhắn văn bản và email có thể làm căng thẳng hệ thống thị giác rất nhiều. Mắt phải căng để đọc các phông chữ nhỏ trong ánh sáng xanh gây khó chịu.

Dùng các thiết bị điện tử trong thời gian dài dễ gây mỏi mắt

Dùng các thiết bị điện tử trong thời gian dài dễ gây mỏi mắt

Tập trung làm một việc gì đó trong khoảng thời gian dài, chẳng hạn như lái xe hoặc đọc sách.

Ở trong môi trường không đủ ánh sáng, quá mờ hoặc quá sáng.

Cảm thấy căng thẳng hoặc mệt mỏi.

Thị lực kém mà không được điều chỉnh bởi các loại kính điều trị. Bất cứ ai cũng có thể bị mỏi mắt, nhưng các tật về mắt như viễn thị, cận thị, loạn thị… có thể làm tăng nguy cơ.

Các vấn đề về mắt như khô mắt.

Nếu bạn dễ bị đau đầu, sợ ánh sáng hoặc mắc hội chứng khô mắt, mắt bạn có thể nhạy cảm hơn.

Một số nguyên nhân cụ thể đối với mỏi mắt kỹ thuật số là:

  • Duy trì tư thế xấu khi xem thiết bị kỹ thuật số.
  • Không chớp mắt thường xuyên.
  • Giữ một thiết bị kỹ thuật số quá xa hoặc quá gần mắt.
  • Tiếp xúc với lượng ánh sáng xanh kéo dài. Đó là ánh sáng thường được phát ra từ các thiết bị kỹ thuật số.
  • Xem một màn hình mà không có điều chỉnh ánh sáng.

3. Các lời khuyên để phòng ngừa mỏi mắt

Có một số điều đơn giản bạn có thể làm để giúp ngăn ngừa mỏi mắt. 

3.1. Nhìn xa thường xuyên, hoặc quy tắc 20-20-20

Thông thường, mỏi mắt xảy ra khi bạn tập trung vào một hoạt động trong khoảng thời gian quá dài mà không nghỉ ngơi. Bạn nên chuyển sự tập trung của mình sang một thứ khác cứ sau 20 phút. Mỗi 20 phút, bạn nên nhìn vào vật cách xa 20 feet (khoảng 6 m) trong ít nhất 20 giây. Điều này được gọi là quy tắc 20-20-20.

Nếu bạn phải làm việc với màn hình kỹ thuật số hoặc lái xe đường dài trong nhiều giờ, hãy đảm bảo cân bằng hoạt động đó. Ví dụ như đi dạo ngoài trời dưới ánh sáng tự nhiên trong giờ nghỉ trưa nếu bạn đã dành cả buổi sáng để làm việc trên máy tính.

Quy tắc 20-20-20

Quy tắc 20-20-20

3.2. Cho đôi mắt được nghỉ ngơi

Khi bạn cảm thấy mỏi mắt, chỉ cần nhắm mắt trong vài giây. Ngoài ra, hãy cho mắt bạn nghỉ ngơi bằng cách nhìn vào thứ gì đó không quá nhỏ hoặc chi tiết.

3.3. Định vị vị trí màn hình thiết bị

Hãy chắc chắn rằng bạn đang nhìn vào thiết bị kỹ thuật số của mình ở khoảng cách và vị trí thích hợp. Màn hình nên cách mắt 50 – 60 cm hoặc bằng chiều dài một sải tay. Bạn nên xem màn hình ở ngang tầm mắt hoặc hơi thấp hơn 10 – 20 cm. Điều này cũng đúng với các thiết bị kỹ thuật số cầm tay.

Một mẹo hữu ích khác cho các thiết bị kỹ thuật số là phóng to văn bản trên màn hình để phù hợp nhất với mức độ thoải mái của mắt. Bạn có thể điều chỉnh kích thước văn bản trong cài đặt của thiết bị.

3.4. Ánh sáng phù hợp

Ánh sáng có thể gây mỏi mắt. Nguyên nhân có thể là do quá mờ hoặc quá sáng, tùy thuộc vào hoạt động. Ánh sáng nên đến từ phía sau của bạn nếu bạn tập trung cao độ vào thứ gì đó như đọc sách. Làm mờ đèn có thể giúp giảm mỏi mắt khi xem TV.

Hãy đảm bảo rằng các màn hình mà bạn đang xem cũng được chiếu sáng đầy đủ. Bạn nên điều chỉnh độ sáng khi cần thiết, đặt màn hình đủ sáng để có độ tương phản thoải mái khi đọc. Ánh sáng quá chói có thể góp phần vào việc gây mỏi mắt. Vì vậy, hãy thử che cửa sổ hoặc sử dụng các bộ lọc để giảm độ chói trên thiết bị kỹ thuật số của bạn.

3.5. Điều chỉnh cỡ chữ trên điện thoại hoặc máy tính

Một phông chữ quá nhỏ có thể khó nhìn, trong khi phông chữ lớn lấp đầy quá nhiều không gian trên màn hình. Điều này khiến cho việc đọc các tài liệu lớn trở nên khó khăn. Sử dụng một phông chữ phù hợp sẽ giảm triệu chứng mỏi cho mắt.

3.6. Dùng thuốc nhỏ mắt

Việc tập trung cao độ, đặc biệt là khi xem màn hình, có thể giảm đáng kể số lần bạn chớp mắt mỗi phút. Khi bạn chớp mắt ít hơn, mắt có thể bị khô và khó chịu. Có thể giải quyết tình trạng này bằng cách sử dụng thuốc nhỏ mắt như nước mắt nhân tạo. Bạn cũng có thể cố gắng chớp mắt thường xuyên hơn khi sử dụng màn hình kỹ thuật số. Điều này có thể ngăn chặn triệu chứng mỏi mắt xảy ra.

>> Bạn có thể tham khảo thêm 7 loại thuốc nhỏ mắt khi mắt bị khô.

Bạn nên sử dụng thuốc nhỏ mắt

Bạn nên sử dụng thuốc nhỏ mắt

3.7. Kiểm tra không khí

Môi trường khô hoặc ô nhiễm cùng với những nơi có quạt và bộ phận sưởi ấm, làm mát đều có thể gây mỏi mắt. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể:

  • Cải thiện không khí với máy tạo độ ẩm.
  • Tắt hệ thống sưởi và làm mát.
  • Di chuyển đến một địa điểm không có các vấn đề tương tự.

3.8. Đeo kính mắt đúng cách

Hãy hỏi bác sĩ xem bạn có cần kính mắt để giảm mỏi mắt hay không. Bạn thậm chí có thể cần một loại kính chuyên dụng, thiết bị hoặc liệu pháp dành riêng cho mắt. Một số lớp phủ và sắc thái cho kính có thể giúp ích cho mắt. Bạn cần phải giảm thời gian đeo kính áp tròng để giúp mắt được nghỉ ngơi.

3.9. Giảm thời gian dành cho một hoạt động

Một cách đơn giản để tránh mỏi mắt là hạn chế thời gian tiếp xúc với một hoạt động đòi hỏi sự tập trung cao độ. Bạn nên cố gắng dành ít thời gian hơn cho các thiết bị kỹ thuật số.

4. Biến chứng khi mỏi mắt

Khi sử dụng các thiết bị kỹ thuật số trong một khoảng thời gian dài, mắt sẽ tiếp xúc với ánh sáng xanh. Điều này có thể gây hại cho mắt trong thời gian dài. Ánh sáng xanh có thể gây ra:

Các loại kính chuyên dụng có thể làm giảm sự tiếp xúc của mắt với ánh sáng xanh.

Mỏi mắt có thể gây rối loạn giấc ngủ của bạn

Mỏi mắt có thể gây rối loạn giấc ngủ của bạn

5. Chẩn đoán phân biệt

Một số tình trạng có thể làm xuất hiện các triệu chứng tương tự như mỏi mắt, bao gồm:

  • Chứng đau nửa đầu: Nếu cảm thấy đau mắt, mệt mỏi, đau đầu, sợ ánh sáng (nhạy cảm với ánh sáng) và khó chịu, bạn có thể bị đau nửa đầu. Chứng đau nửa đầu có thể được gây ra bởi mỏi mắt. Tuy nhiên, chúng có xu hướng kéo dài hơn ảnh hưởng của mỏi mắt và không cải thiện khi mắt được nghỉ ngơi.
  • Nhức đầu do căng thẳng: Những cơn đau đầu này có cảm giác như áp lực đè lên trán và xung quanh phía sau đầu của bạn. Chúng có thể dẫn đến đau phía sau mắt. Đau đầu do căng thẳng có thể đi kèm với mỏi mắt. Những cơn đau đầu này thường được cải thiện với các thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen và acetaminophen, nhưng mỏi mắt thường không giảm.
  • Mệt mỏi: Kiệt sức, buồn ngủ và cảm giác mệt mỏi có thể khiến bạn chỉ muốn nhắm mắt lại. Thông thường, những triệu chứng này thuyên giảm khi nghỉ ngơi và ngủ.
  • Viêm kết mạc do virus: Còn được gọi là đau mắt đỏ, tình trạng phổ biến này rất dễ lây lan. Với viêm kết mạc do virus, phần trắng của mắt có màu hồng. Mắt bạn cảm thấy rất ngứa và có thể đau.

Viêm kết mạc

Viêm kết mạc

6. Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có những triệu chứng khác, chẳng hạn như buồn nôn hoặc đau mắt nghiêm trọng, bác sĩ có thể cần phải làm một số xét nghiệm chẩn đoán để kiểm tra các vấn đề khác của mắt. Kiểm tra mắt bao gồm kiểm tra thị lực và chi tiết cấu trúc của mắt bằng các thiết bị không xâm lấn, chẳng hạn như kính soi đáy mắt.

Tóm lại, duy trì sức khỏe của mắt là chìa khóa để giảm các vấn đề về thị lực nghiêm trọng hơn trong tương lai. Bạn nên đi khám bác sĩ hằng năm để được kiểm tra, đặc biệt nếu bị mỏi mắt thường xuyên hoặc kéo dài. Nếu nhận thấy mình có triệu chứng mỏi mắt, hãy thực hiện một số phương pháp để giảm mỏi mắt hoặc ngăn chặn chúng. Nếu bạn thấy rằng những cách tiếp cận này không giúp cải thiện mỏi mắt, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nhé!

Nguồn: youmed.vn

Hoặc sử dụng Viên uống Dầu Nhuyễn Thể bổ sung Omega 3, DHA, EPA từ có tác dụng giúp cơ thể cải thiện sức khỏe của đôi mắt đồng thời hỗ trợ các hoạt động của não bộ, giảm nguy cơ các bệnh tim mạch và làm chậm quá trình lão hóa.

Hiện Shiratori có 2 loại Dầu Nhuyễn Thể Krill và Dầu Nhuyên Thể Krill S

 

Quay lại blog