Không chỉ riêng gì phụ nữ, rụng tóc vẫn có thể xuất hiện ở nam giới, nhất là khi họ bước vào độ tuổi 30. Nguyên nhân gây rụng tóc ở các quý ông có thể là do chế độ ăn uống thiếu chất, di truyền hoặc cũng có thể là do tác dụng phụ của thuốc gây ra.
Nến bạn bị rụng tóc theo kiểu thoái hóa đều đặn từ thái dương và đỉnh đầu, rất có khả năng bạn bị hói đầu nam giới.
Đối với nam giới một mái tóc bóng, khỏe đẹp thường thể hiện phong độ và đẳng cấp đàn ông. Chính vì vậy, việc chăm sóc và làm đẹp cho tóc lại trở thành tiêu chuẩn đánh giá mới của cái đẹp, giúp quý ông tạo cho mình hình ảnh quyến rũ và góc cạnh hơn.
Tuy nhiên, khi bước sang độ tuổi 30, nam giới thường có dấu hiệu rụng tóc. Và nếu không biết cách phòng tránh và bảo vệ, về lâu dài rụng tóc có thể dẫn đến tình trạng hói đầu. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý và tính thẩm mỹ ngoại hình của những ai mắc phải chứng rụng tóc. Vì vậy, để cải thiện và ngăn ngừa tình trạng rụng tóc, trước tiên bạn cần tìm hiểu kỹ về bệnh.
I. Nguyên nhân gây rụng tóc ở nam giới
Theo các chuyên gia, bệnh hói đầu ở nam giới thường là do yếu tố di truyền. Tuy nhiên, bạn cũng có thể bị rụng tóc do bệnh hoặc phẫu thuật hay do căng thẳng trong thời gian dài,… Trong nhiều trường hợp, rụng tóc có thể là tạm thời nhưng đôi khi chúng có thể là vĩnh viễn. Vì vậy, bạn cần xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp khắc phục kịp thời.
#1. Rụng tóc do suy giảm nội tiết tố testosterone
Nội tiết tố đóng vai trò cực kỳ quan trọng ở cả nam và nữ giới. Nếu progesterone quan trọng đối với phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc mang thai, sinh con thì đối với nam giới testosterone không thể thiếu.
Tuy nhiên, khi bước vào độ tuổi trung niên, hàm lượng testosterone ở nam giới có dấu hiệu bắt đầu suy giảm. Khi đó, cơ thể sẽ tăng cường sản xuất DHT. Nếu nồng độ DHT trong máu tăng cao sẽ tác động mạnh vào nang tóc và làm chúng co lại.
Lúc này, lớp màng bảo vệ dưới da đầu bắt đầu dày hơn khiến bộ phận sinh trưởng dưới tóc kém hoạt động dẫn đến tình trạng tóc bị thiếu dưỡng chất nuôi dưỡng, dễ rụng. Rụng tóc kéo dài có thể gây ra hiện tượng hói đầu ở nam giới.
#2. Do căng thẳng và stress kéo dài
Áp lực công việc hay do các vấn đề về gia đình nếu không được giải quyết sớm có thể dẫn đến khủng hoảng tâm lý và gây rụng tóc. Căng thẳng kéo dài có thể khiến chu kỳ tăng trưởng của tóc bị giới hạn, ngắn lại. Các nang lông ngừng phát triển tóc mới trong khi đó tóc cũ lại tiếp tục rụng.
Thông thường căng thẳng kéo dài có thể gây rụng tóc. Và để điều trị bệnh, bạn nên cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Tốt nhất nên biết cách kiểm soát stress.
Nếu tóc rụng thành từng mảng tròn trên da đầu có thể gây ra hiện tượng hói đầu ở nam giới. Tuy nhiên, các quý ông không cần phải lo lắng, tóc vẫn có thể mọc trở lại ngay sau đó nếu bạn biết cách kiểm soát căng thẳng và stress hiệu quả.
#3. Do nang tóc thiếu chất dinh dưỡng
Thông thường, nang tóc được nuôi dưỡng bởi các hệ thống mao, vi mạch dưới da đầu. Tuy nhiên, khi nang tóc không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, dinh dưỡng thiết yếu, chúng sẽ khiến sợ tóc trở nên yếu, dễ gãy và rụng.
Nang tóc thiếu dưỡng chất khi:
- Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng gây thiếu hụt chất nuôi dưỡng nang tóc.
- Do tuần hoàn máu hoạt động kém dẫn đến tình trạng máu bơm lên não không đầy đủ.
- Hoặc rụng tóc cũng có thể là do chấn thương gây mất máu.
#4. Do bệnh tật hoặc phẫu thuật
Phẫu thuật và bệnh có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng rụng tóc ở nam giới. Theo các chuyên khoa da liễu, thời điểm rụng tóc nhiều nhất chính là sau khi nam giới trải qua cuộc phẫu thuật hoặc vừa mới hồi phục bệnh. Và sau giai đoạn này, tóc sẽ mọc trở lại bình thường.
#5. Do tác dụng phụ của thuốc
Rụng tóc ở nam giới có thể xảy ra nếu bạn sử dụng một số loại thuốc hóa trị liệu để điều trị ung thư hoặc thuốc chống đông máu, thuốc trầm cảm, vitamin A,… Ngoài ra, thuốc ức chế keratin hóa, thuốc ức chế hormone tuyến giáp hoặc thuốc điều trị gút,… cũng có thể gây rụng tóc. Tuy nhiên, nếu bạn ngưng sử dụng các loại thuốc này một thời gian, lượng tóc bị rụng sẽ giảm dần.
#6. Do yếu tố di truyền
Rụng tóc ở nam giới có thể là do sự kết hợp của các gen và hormone giới tính nam gây ra. Nếu bạn để ý kỹ,tóc thường bắt đầu rụng dần từ hai bên phía thái dương và để lại một chân tóc hình chữ M.
Tình trạng rụng này có thể là do gen Alopécie androgénique đi kèm với sự tăng tiết bã da đầu làm ảnh hưởng đến hoạt động chuyển hóa hormone sinh dục của nam. Điều này khiến nang tóc bị teo nhỏ và từ từ biến mất, gây rụng tóc. Vì thế, nếu gia đình bạn có người thân bị hói đầu, khả năng bạn mắc phải chứng bệnh này thường khá cao.
#7. Do bệnh lý
Rụng tóc có thể là do các bệnh lý sau đây gây ra:
- Bệnh ung thư da đầu
- Rối loạn hệ miễn dịch
- Suy giảm tuyến giáp
- Hoặc mắc các bệnh tự miễn như lao da, rụng tóc từng mảng, luspus ban đỏ,…
II. Biện pháp ngăn ngừa và phòng tránh rụng tóc ở nam giới
Tùy thuộc vào nguyên nhân và đối tượng bệnh mà bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách điều trị khác nhau. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau đây để kiểm soát và làm giảm tình trạng rụng tóc.
#1. Uống nhiều nước
Nước có thể giúp làm mềm, nuôi dưỡng tóc và kích thích tóc mọc lại nhanh hơn.
Nước giúp quá trình chuyển hóa, hydrat diễn ra dễ dàng và thuận lợi hơn, làm thúc đẩy khả năng tái tạo tọc mới, giảm rụng tóc. Chính vì thế, bạn nên bổ sung đủ nước cho cơ thể, tốt nhất nên uống khoảng 8 ly nước mỗi ngày. Đặc biệt, nên uống nhiều hơn khi thời tiết nắng nóng hoặc trong những lúc tập thể dục thể thao.
Bên cạnh việc uống nước lọc, bạn cũng có thể thay thế bằng một số loại nước ép khác như cà rốt, cà chua, táo,… Tuy nhiên, không nên dùng thức uống có chứa chất kích thích như rượu, bia, soda,…
#2. Bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể
Như đã đề cập ở trên, sự mất cân bằng dinh dưỡng chính là nguyên nhân dẫn đến chứng rụng tóc ở nam giới. Một chế độ ăn uống nghèo nàn có thể gây thiếu hụt vitamin, khoáng chất, protein, chất béo, carbohydrate sẽ khiến sức khỏe suy yếu và dẫn đến nang tóc không được nuôi dưỡng, dễ gây rụng.
Vì vậy, để cải thiện tình trạng rụng tóc và ngăn ngừa bệnh xảy ra trong tương lai, bạn nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học. Cụ thể:
- Nên ăn nhiều thực phẩm chứa hàm lượng vitamin cao, nhất là vitamin A, C, E,… . bởi chúng giúp thúc đẩy các tế bào nang lông phát triển, giúp tóc chắc khỏe. Nguồn thực phẩm giàu vitamin bao gồm cam, quýt, bưởi, ớt chuông, đu đủ, dứa,…
- Ăn nhiều thức ăn chứa acid béo omega – 3 như cá hồi, cá trích, cá mòi,… Vì loại acid béo này có tính oxy hóa cao, có khả năng chống viêm và hỗ trợ phục hồi tóc chắc khỏe.
- Ngoài ra, tóc được cấu tạo từ một loại protein gọi là keratin. Do đó, bạn nên bổ sung nhiều thực phẩm chứa protein vào khẩu phần ăn hàng ngày để giúp nuôi dưỡng tóc.
- Bên cạnh những thực phẩm nêu trên, để thúc đẩy, kích thích tóc mọc lại, bạn đừng quên ăn nhiều thực phẩm chứa vitaminh B7 và các loại khoáng chất khác, đặc biệt là kẽm.
#3. Sử dụng Viên Uống Saw Palmetto
Saw Palmetto là phương thuốc thay thế sử dụng để điều trị rụng tóc. Đây là một loại cây có quả mọng nhỏ được sử dụng làm thuốc và TPCN. Những công dụng tuyệt vời mà Saw Palmetto mang lại:
- Chống rụng tóc
- Ngăn ngừa nhiễm trùng bàng quang
- Ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt
- Tăng cường sinh lí cho nam giới
Một chiết xuất từ quả Cọ Lùn (Saw Palmetto) có thể ngăn chặn 5-alpha-reductase, một loại enzyme chuyển đổi testosterone thành DHT - phân tử ngăn ngừa rụng tóc và có liên quan đến sự mở rộng của tuyến tiền liệt.
Nguồn: Sưu tầm