ALZHEIMER Không chỉ là một bệnh lý thoái hóa thần kinh không có khả năng hồi phục ở người già, Alzheimer đang tấn công cả vào giới trẻ.
Mới đây, tờ Boldsky đã chỉ ra một nghiên cứu cho thấy, bệnh Alzheimer xếp thứ 6 trong nhóm các nguyên nhân hàng đầu gây chết người, chủ yếu ở người trên 65 tuổi. Tuy nhiên, không vì thế mà nguy cơ mắc Alzheimer ở người trẻ bị xem nhẹ. Theo Phó Chủ tịch hội Thần kinh học TPHCM - Ông Nguyễn Thi Hùng thì việc căn bệnh đãng trí ngày càng có xu hướng trẻ hóa là một vấn đề rất đáng lo ngại. Trước đây các vấn đề về suy giảm trí nhớ được coi là rắc rối của lứa tuổi trung niên thì nay có ngày càng nhiều người trẻ tuổi, thậm trí chỉ ngoài 20 tuổi gặp.
Ngày càng nhiều người trẻ có biểu hiện lú lẩn, đãng trí, hay quên
Áp lực trong công việc và cuộc sống khiến những người trẻ tuổi rơi vào trạng thái stress. Đây là tiền đề cho các bệnh lý về thoái hóa thần kinh phát triển, những người trẻ tuổi dễ bị mất kiểm soát, hay cáu gắt, mất tập trung, hay nhầm lẫn, xử lý công việc chậm chạp. Bên cạnh đó thì lối sống, thói quen uống rượu bia, ô nhiễm môi trường, béo phì cũng là những nguyên nhân phổ biến khiến người trẻ tuổi bị đãng trí, suy giảm trí nhớ.
Từ 25 tuổi, sẽ có khoảng 3000 tế bào não chết đi mỗi ngày nhưng lại không hề có tế bào não mới được sinh ra. Trong khi đó các tế bào thần kinh liên tục bị thoái hóa kèm theo đó là sự thoái biến các khớp thần kinh nơi giữ vai trò quan trọng đối với các chất dẫn truyền thần kinh, gây đãng trí, suy giảm trí nhớ. Nếu tuổi còn trẻ mà đã bị những triệu chứng này thì nguy cơ bị mắc các bệnh mất trí nhớ, bệnh Alzheimer khi về già là rất cao.
Phòng ngừa Alzheimer từ sớm cho người trẻ
Bệnh Alzheimer là một thể hay gặp nhất của sa sút trí tuệ người trẻ tuổi. 1/3 số người trẻ mắc sa sút trí tuệ là ở thể Alzheimer (con số này là 2/3 đối với người cao tuổi).
Xu hướng phòng ngừa chứng suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ hiện nay là phát hiện sớm và kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ với hy vọng làm giảm hoặc chậm khởi phát bệnh. Những nghiên cứu mới đây đã đưa ra hai giả thuyết gợi ý khả năng dự phòng sa sút trí tuệ. Thứ nhất là giả thuyết mạch máu và cải thiện các yếu tố nguy cơ. Thứ hai, giả thuyết về tâm lý xã hội với lối sống tích cực và gắn kết với xã hội ở tuổi trung niên và tuổi già có thể có tác dụng bảo vệ hoặc làm chậm sự khởi phát sa sút trí tuệ.
Việc kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ chủ yếu là ngăn chặn sự tấn công của các gốc tự do. Chúng có thể gây tổn thương, làm rối loạn chức năng, thậm chí gây chết tế bào. Tùy vùng não bị gốc tự do tấn công mà các triệu chứng và bệnh lý xuất hiện khác nhau. Những bệnh thoái hóa thần kinh thường gặp là suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, Alzheimer, Parkinson…
Gốc tự do được xác định là thủ phạm gây nên các bệnh thoái hóa thần kinh
Với công dụng được minh chứng một cách khoa học, các hoạt chất sinh học thiên nhiên từ Blueberry (xuất xứ từ vùng Bắc Mỹ) đang trở thành giải pháp đắc lực của y học hiện đại để phòng chống các bệnh do gốc tự do gây ra. Hoạt chất Anthocyanin và Pterostilbene có trong Blueberry có thể làm vô hiệu hóa các gốc tự do, tăng cường các kết nối thần kinh, kích thích sự tái tạo, dẫn truyền các tế bào thần kinh, giúp tăng cường hoạt động, cải thiện đáng kể suy giảm trí nhớ.
Về giả thuyết về tâm lý xã hội với lối sống tích cực, để tình trạng suy giảm trí nhớ không đến sớm, nên thường xuyên duy trì hoạt động ghi nhớ, tư duy của não. Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy, những người làm việc trí óc thường xuyên thì sẽ giảm được 50% nguy cơ mắc bệnh Alzheimer so với những người ít làm việc bằng trí óc.
Nên sắp xếp công việc rõ ràng, không ôm đồm; hạn chế stress, dẹp bỏ các áp lực, lo âu trong cuộc sống; dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn; hạn chế dùng các chất kích thích và tập thể dục giúp não khỏe mạnh. Bên cạnh đó, cần xây dựng chế độ dinh dưỡng, thực phẩm hợp lý nhằm ngăn chặn sự thoái hóa và hư hại của tế bào thần kinh.
Nguồn: Sưu tập