Ngủ là một quá trình phục hồi có tác dụng tích cực cho nhiều hệ thống của cơ thể. Bao gồm hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch và hệ tim mạch. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại việc ngủ đủ giấc không phải lúc nào cũng được đáp ứng. Điều này sẽ mang đến những tác hại cho sức khỏe của bạn.
Thời gian ngủ khác nhau tùy theo độ tuổi
- Trẻ sơ sinh (0-3 tháng): 14-17 giờ mỗi ngày
- Trẻ sơ sinh (4-11 tháng): 12-15 giờ
- Trẻ em (1-2 tuổi): 11-14 giờ
- Trẻ mẫu giáo (3-5): 10-13 giờ
- Các em học sinh trong độ tuổi (6-13): 9-11 giờ
- Thiếu niên (14-17): 8-10 giờ
- Người lớn (18-64): 7-9 giờ
- Người lớn tuổi (65 tuổi): 7-8 giờ.
Dấu hiệu dễ nhận biết khi không ngủ đủ giấc
1. Tăng cân
Do mất cân bằng hormone, người thiếu ngủ tăng sự thèm ăn dẫn tới béo phì. Ngoài ra, họ còn khó kiểm soát hành vi dẫn đến việc tự làm hại sức khỏe. Kể từ khi mối liên quan giữa thiếu ngủ và tăng cân được thừa nhận, thì tầm quan trọng của việc ngủ đủ 6 - 8 tiếng/ngày càng trở nên quan trọng hơn trong việc giảm cân. Ngủ đủ được chứng minh là có tác dụng trong việc giảm cân như việc đi tập gym và ăn nhiều rau quả.
Nguồn ảnh: Pinterest
2. Dễ cáu gắt
Những người thiếu ngủ thường dễ nổi cáu mà không vì bất cứ lý do cụ thể nào. Những người hay cáu gắt thường cũng dễ bị kích động.
Nguồn ảnh: Pinterest
3. Vấn đề về thị lực và ảo giác
Thiếu ngủ dẫn tới hội chứng tầm nhìn hình ống, song thị và mờ mắt. Thức càng lâu, bạn càng dễ mắc các tật khúc xạ cũng như bị ảo giác.
Cải thiện vấn đề ngủ không đủ giấc bằng cách tạo ra những thói quen tốt như sau
- Đi ngủ ngay khi mệt mỏi
- Tạo thói quen đi ngủ và thức dậy vào giờ cố định, phù hợp mỗi ngày trong tuần
- Tránh bữa ăn 2 - 3 giờ trước khi đi ngủ
- Nếu không thể ngủ được sau 20 phút cố gắng, hãy đi sang phòng khác và đọc sách cho đến khi cảm thấy buồn ngủ, sau đó quay trở lại giường.
- Duy trì tập thể dục thường xuyên hàng ngày.
- Giữ phòng ngủ yên tĩnh, tối và nhiệt độ thích hợp.
- Tắt các thiết bị điện tử khi bạn đi ngủ. Một nghiên cứu mới cho thấy những người ham mê điện thoại thông minh, thường xuyên cập nhật thông tin trên mạng xã hội bị rối loạn giấc ngủ cao hơn, cũng thiếu ngủ nhiều hơn.