Lý do Nhật Bản không có thủ đô chính thức

Lý do Nhật Bản không có thủ đô chính thức

Tokyo thường bị nhầm lẫn là thủ đô của Nhật Bản. Tuy nhiên, đây chỉ là thủ đô tạm thời. Nhật Bản là một trong số ít quốc gia trên thế giới không có thủ đô chính thức.

Theo World Atlas, Nhật Bản là quốc gia thuộc khu vực Đông Á, nước này có diện tích hơn 377 nghìn km2, dân số hơn 126 triệu người. Nhật Bản gồm khoảng 6.852 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có 4 hòn đảo chính là Honshu, Hokkaido, Kyushu và Shikoku.

Thành phố Tokyo thường bị nhầm lẫn là thủ đô của Nhật Bản. Tuy nhiên, đây chỉ là thủ đô tạm thời, nước này thực tế không có thủ đô chính thức. Tại nước Nhật, thủ đô chính là nơi ở của Thiên Hoàng. Từ năm 794 đến năm 1868, nơi ở của Thiên Hoàng đặt tại Kyoto. Sau năm 1868, trụ sở chính phủ và nơi ở của Thiên Hoàng chuyển về Tokyo. Năm 1950, chính phủ Nhật từng ra quyết định đặt thủ đô tại thành phố này. Tuy nhiên, 6 năm sau, các nhà lãnh đạo lại bãi bỏ quyết định. Vì vậy, đến nay, Nhật Bản không có thủ đô.

Nhật Bản được biết đến với biệt danh xứ sở Phù Tang, Mặt Trời mọc, hoa anh đào, hoặc xứ sở trà đạo. Trong đó, Phù Tang là một trong những tên gọi khi nhắc tới Nhật Bản. Biệt danh này được gọi theo tên của một loài cây. Cây này thực chất là loại dâu rỗng lòng, được gọi là Phù Tang hay Khổng Tang.

Núi Fuji thường được người Việt biết đến với tên gọi Phú Sĩ, là ngọn núi cao nhất Nhật Bản và cũng là biểu tượng nổi tiếng của nước này. Ngọn núi này thường là đề tài trong các bức họa và nhiếp ảnh nghệ thuật, văn chương, âm nhạc. Đây là một trong “Ba núi Thánh” của Nhật Bản cùng núi Take và Haku.

Đơn vị tiền tệ của Nhật Bản hiện nay là đồng yên. Đây là loại tiền được giao dịch nhiều thứ ba trên thị trường ngoại hối, sau đồng đô la Mỹ và euro.

Nhật Bản là tập hợp của hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ, nước này nằm tách biệt trên biển, không có đường biên giới trên bộ với bất cứ nước nào.

Theo sách Khám phá quốc kỳ trên thế giới, quốc kỳ Nhật Bản có hình chữ nhật gồm 2 màu chủ đạo, nền trắng với một hình tròn màu đỏ lớn (tượng trưng cho Mặt Trời) nằm chính giữa.

Nguồn: Kienthuc.net

Quay lại blog