Tết không chỉ là ngày lễ lớn nhất trong năm của người Việt Nam, mà đó còn là dịp những người con xa quê trở về quê hương, sum vầy cùng người thân, để sẻ chia và trao gửi yêu thương, để thắp nén nhang tỏ lòng thành kính với ông bà tổ tiên, để truyền lại cho thế hệ mai sau những giá trị bất diệt của gia đình, tình thân.
Cùng Shiratori điểm qua những cột mốc thời gian của Tết Việt Nam nhé!
1. Đón Tết
Có rất nhiều thứ cần được chuẩn bị để đón Tết. Phụ nữ thì lo chuẩn bị thực phẩm cho những mâm cỗ cúng quan trọng ngày tết, người đàn ông trong gia đình thì cùng các thành viên khác dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa.Vào dịp tết, người Việt Nam thường mua quất, đào, những cây tượng trưng cho ngày tết để bày trong phòng khách, hoặc chơi hoa hải đường-những loài hoa đặc trưng của mùa xuân.
Hình ảnh lựa hoa tấp nập
Mâm cơm Tết niên chiều 30 không thể thiếu bánh chưng. Bánh chưng có hình vuông tượng trưng cho đất. Lá xanh bọc ở ngoài và nhân bên trong ruột tượng trưng cho công ơn sinh thành, tình cha mẹ luôn yêu thương và đùm bọc con cái. Món ăn cũng thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn của nhân dân ta. Đồng thời, hương vị bánh cũng thay lời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước. Ngoài ra còn có thịt gà, thịt lợn, măng, miến, giò chả, bóng bì, thịt bò kho gừng, cá kho, thịt đông,… đều là những món ăn mang đặc trưng của hương vị quê hương, của một đất nước lấy nông nghiệp là chính.
Bữa cơm ngày Tết
2. Ăn Tết
Sau thời khắc giao thừa linh thiêng, hoàn thành việc cúng lễ tại gia, người Việt Nam thường ra khỏi nhà, gọi là xuất hành đầu năm, và chọn hướng xuất hành tốt với mệnh mình để mong khởi đầu một năm mới vạn sự hanh thông.
Thông thường xuất hành đầu năm, người ta sẽ tới chùa, để cầu xin trời phật phù hộ cho một năm mới tốt lành, an khang, khi về không quên ngắt một cành cây tượng trưng cho việc hái lộc về nhà, với mong muốn năm mới nhiều lộc.
Sáng ngày mùng một Tết, khoảng khắc mà bọn con nít ai cũng thích, nhanh chóng xếp một hàng dài ngay ngắn chúc tết, để biếu tiền mừng tuổi kèm những lời chúc sức khoẻ, bình an.
Tết Nguyên đán kết thúc vào mùng 3 bằng lễ hóa vàng. Hóa vàng là một trong những nghi lễ không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán. Lễ cúng hóa vàng thường được gọi là lễ tiễn ông bà tổ tiên hay lễ tạ đầu năm mới. Vào ngày này, nhà nhà chuẩn bị mâm cơm thành kính dâng lên ông bà tổ tiên, để kính cáo kết thúc Tết Nguyên đán và đánh dấu chính thức bước vào một năm làm việc và học tập mới.
Sao mà nôn nao Tết quá nhỉ? Shiratori chúc các bạn có một mùa Tết thật vui vẻ.