Valentine - Văn hóa ngày lễ tình nhân ở Nhật

Valentine - Văn hóa ngày lễ tình nhân ở Nhật

Thoáng một cái tháng 1 đã trôi đi, tháng 2 đã về. Ở Nhật Bản, trên khắp mọi nẻo đường, trên khắp các con phố đã rộn ràng không khí của Valentine - ngày lễ tình nhân mà ai cũng trông ngóng. Khác với Việt Nam, Valentine ở Nhật có nhiều điều kỳ lạ, khiến nhiều người mới sang Nhật bất ngờ.

Nguồn gốc Valentine - ngày lễ tình nhân

 Như chúng ta đã biết, Valentine vốn không phải là một sự kiện bắt nguồn từ Nhật Bản, cũng không phải là sự kiện bắt nguồn từ Việt Nam. Theo báo chí, có khá nhiều thông tin về nguồn gốc của sự kiện này, gắn liền với một vị Thánh có tên là Valentine.

 Như chúng ta đã biết, Valentine vốn không phải là một sự kiện bắt nguồn từ Nhật Bản, cũng không phải là sự kiện bắt nguồn từ Việt Nam. Theo báo chí, có khá nhiều thông tin về nguồn gốc của sự kiện này, gắn liền với một vị Thánh có tên là Valentine. Song trên thực tế, có tới ba người có tên là Valentine hay Valentius.

Ngoài ra, còn có một câu chuyện trong truyền thuyết được nhiều người chấp nhận như sau: Dưới thời Hoàng đế Claudius II vào thế kỷ thứ 3 sau Công nguyên đã xảy ra một cuộc hỗn loạn, đế chế này bị chia thành ba phái, chém giết lẫn nhau. Khi đó, Hoàng đế Claudius đã ban hành một mệnh lệnh, cấm tất cả các binh sĩ kết hôn.

Bởi vì ông tin rằng, nếu không kết hôn, binh sĩ sẽ trở lên mạnh mẽ, dũng cảm và tập trung vào chiến đấu hơn.Tuy nhiên, lúc đó có một vị giáo sĩ tên là Valentine dám đương đầu với Hoàng đế, âm thầm đứng ra tổ chức lễ thành hồn cho hàng nghìn cặp đôi khác. Biết được điều đó, Hoàng đế Claudius đã vô cùng tức giận, cho xử trảm Valentine vào ngày 14/2. Kể từ đó, ngày Valentine chính thức ra đời.

valentine

Văn hóa Valentine ở Nhật

Valentine du nhập vào Nhật

 Khởi nguồn của Valentine ở Nhật phải nhắc tới một công ty bánh kẹo có tên là Morozoff, có trụ sở ở Kobe. Vào năm 1931, công ty Morozoff bắt đầu sản xuất những chiếc bánh kẹo sô cô la vô cùng bắt mắt và sang chảnh. Đây cũng là lần đầu tiên, những viên sô cô la hình trái tim này được bày bán ở Nhật vào dịp Valentine.

Cho đến năm 1936, để phổ cập văn hóa tặng sô cô la cho nhau vào dịp Valentine, công ty Morozoff đã quyết định đăng quảng cáo về văn hóa này trên một tờ tạp chí tiếng Anh ở Nhật. Kể từ đó, ngày lễ Valentine trở nên rầm rộ, văn hóa tặng sô cô la trở thành trào lưu, nhiều công ty bánh kẹo khác cũng nắm bắt thời cơ này, sản xuất ra một lượng lớn sô cô la.

Người Nhật làm gì vào Valentine

 Đầu tháng 2 hàng năm, khi mà ngày lễ “Setsubun - ngày lễ trừ ma quỷ ” kết thúc, cũng là lúc hàng trăm nghìn cửa hàng trên toàn nước Nhật bày bán Chocolate. Giá bình thường của một hộp Chocolate dao động từ 500 yên (100.000 VND) cho đến loại thượng hạng 8000-9000 yên ( 1.600.000 VND - 1.800.000 VND).

Nếu ở Việt Nam, vào ngày này, nữ giới sẽ được nhận Chocolate từ nam giới đang yêu một ai đó. Thế nhưng, ở Nhật Bản thì ngược lại, nam giới sẽ nhận được Chocolate từ nữ giới. Dù bạn đã có gia đình, còn độc thân hay ở mọi lứa tuổi, bạn đều có cơ hội nhận được Chocolate từ bạn bè hay đồng nghiệp. Đối với những cặp đôi học sinh hay sinh viên đang yêu nhau, họ thường chọn cách tự làm Chocolate thay vì mua sẵn, để bày tỏ cảm xúc trân trọng nhất đến đối phương của mình.

Nếu bạn là nữ giới đang đi làm ở Nhật, đừng quên chuẩn bị chocolate cho đồng nghiệp của mình. Còn nếu bạn là nam giới, đừng quên chuẩn bị một chiếc túi thật to để mang chocolate về nhà nhé.

valentine 2

Ngày Valentine trắng ở Nhật 

Trái ngược với ngày Valentine 14/2, thì ngày Valentine trắng sẽ là ngày 14/3. Vào ngày này, nam giới sẽ tặng ngược lại nữ giới, như là để cảm ơn món quà mà họ đã nhận trước đó. Món quà cũng không nhất thiết phải là Chocolate, mà có thể là bánh quy hay kẹo marshmallow,...

Tuy nhiên, đối với những nam giới được nhận Honmei choco ( Chocolate tỏ tình ), thì đừng quên tinh tế trong việc đáp trả lại tình cảm đối phương nhé !

Những loại Chocolate nổi tiếng Valentine ở Nhật

Các loại Chocolate

Vì Valentine ở Nhật không chỉ giới hạn cho những cặp đôi đang yêu nhau, nên là có vô số các loại Chocolate ra đời, tùy vào mục đích tặng. Dưới đây là một số loại chocolate phổ biến ở Nhật

  • Giri choco (義理チョコ): Giống như đúng cái tên của nó, đây là loại Chocolate được tặng với ý nghĩa là nghĩa vụ. Hay có thể hiểu là món quà phổ thông, ai cũng có thể tặng và ai cũng có thể nhận.
  • Tomo choco (友チョコ): Tomo trong cụm từ Tomodachi, nghĩa là bạn bè. Chocolate này được dùng tặng cho bạn bè, không chỉ nam giới mà nữ giới cũng thường tặng nhau loại này.
  • Honmei choco (本命チョコ): Như đã giới thiệu ở trên, đây là loại Chocolate để dành cho người mà mình thầm thương trộm nhớ. Loại Chocolate này sẽ được tự làm bằng tay.
  • Jibun choco (自分チョコ): Là loại Chocolate tự tặng cho chính bản thân mình.Bạn có thể tự mua hay tự làm cho mình. Nghe có vẻ hơi buồn đúng không nhỉ
  • Gyaku choco (逆チョコ): Đây là món quà để nam giới đáp trả lại món quà đã nhận từ nữ giới. Nó cũng được coi là một trong những chiến lược kinh doanh của các công ty sản xuất bánh kẹo.

valentine 3

Sự kiện hài hước trước ngày Valentine

 Hầu như dịp Valentine năm nào ở Nhật Bản cũng vậy, cứ vào dịp này, sẽ xuất hiện một nhóm đàn ông tuần hành phản đối ngày này ở khu Shibuya, Tokyo. Họ tự đặt tên cho nhóm của mình là “ Hội những người ít hấp dẫn với phụ nữ”, do người đàn ông có tên là Akimoto dẫn đầu.

 Họ thường tuần hành và hô vang những khẩu hiệu như “ Hủy diệt ngày Valentine”, “ Đập tan chủ nghĩa lãng mạn” cũng như “ Đừng để các công ty bánh kẹo lừa bạn”. Mặc dù đã 12 năm kiên trì theo đuổi, ngày lễ Valentine và văn hóa tặng Chocolate chẳng có gì ảnh hưởng. Thậm chí, Valentien ngày càng trở thành dịp hẹn hò lãng mạn bậc nhất của đất nước hoa anh đào. 

Theo we-xpats.com

Japan IT Works 

Quay lại blog