Ý NGHĨA MÓN ĂN NGÀY TẾT VIỆT NAM

Ý NGHĨA MÓN ĂN NGÀY TẾT VIỆT NAM

1. Bánh chưng: Biết ơn cha ông

Bánh chưng là linh hồn của ngày Tết và là món ăn có lịch sử lâu đời trong nền ẩm thực Việt Nam. Những chiếc bánh vuông vức, được gói một cách khéo léo không chỉ tượng trưng cho trời đất mà còn thể hiện lòng thành của con cháu đối với tổ tiên. Gạo nếp, thịt lợn, lá dong,... những nguyên liệu làm bánh ấy đều là sản phẩm của một nền nông nghiệp đặc trung của Việt Nam.

Những ngày cận tết, các thành viên trong gia đình lại quây quần bên nồi bánh chưng ấm áp, cùng kể cho nhau nghe những dự định tương lai và nhiều câu chuyện khác của cuộc sống, tiếng nói cười giòn dã theo tiếng lửa bập bùng cùng tiếng củi cháy lách tách như chào đón một mùa lễ sum vầy đang chuẩn bị gõ cửa.

Cách làm bánh chưng thơm ngon, xanh dẻo, đậm đà hương vị Tết

2. Thịt đông: May mắn cả năm

Thịt đông là món ăn không thể thiếu được trong mâm cơm Tết. Sự hòa quyện của các nguyên liệu trong món thịt đông thể hiện sự hòa hợp, gắn kết, yêu thương của các thành viên trong gia đình.

Không những vậy, màu sắc trong trẻo của phần thạch còn mang ý nghĩa hy vọng một năm mới may mắn, thuận lợi sẽ đến với cả gia đình.

Cách làm thịt đông chay - pate chay đơn giản cho ngày Tết

3. Thịt gà: Ấm no, an khang

Theo truyền thống, gà luộc thường để nguyên con. Sau khi cúng, thịt gà sẽ được chặt nhỏ, dùng chung với muối tiêu, lá chanh. Nhiều người tin rằng, gà luộc tượng trưng cho sự ấm no, an khang và mong muốn có được một năm mới đủ đầy.

Vì sao thịt gà ăn cùng lá chanh?

4. Giò chả: Phúc lộc đầy nhà

Theo quan niệm dân gian, giò chả là món ăn tượng trưng cho sự phú quý, sang trọng, cho phúc lộc đến nhà. Vì vậy, không biết từ bao giờ, món ăn này đã được chọn để khởi đầu cho một năm mới.

Giò chả thường được ăn kèm với dưa hành, chấm nước mắm, chắc chắn đây sẽ là món ăn được nhiều người mong chờ trong những ngày Tết.

Chả lụa làm từ gì, bao nhiêu 1kg? Mua chả lụa ở đâu ngon? Cách bảo quản

5. Củ kiệu: Thăng quan tiến chức

Củ kiệu ngâm là món ăn đặc trưng riêng trong Tết cổ truyền của người miền Nam. Củ kiệu ngâm tượng trưng cho tiền bạc, sự vinh hoa phú quý trong năm mới.

Củ kiệu ngon đúng điệu là khi được ăn kèm với bánh chưng, bánh tét, thêm chút dưa món sần sật.

Những công dụng không ngờ của củ kiệu

Nguồn: Sưu Tầm

Quay lại blog