Với các bài tập, thao tác đơn giản, bạn có thể đánh giá độ linh hoạt, khỏe mạnh của các khớp, từ đó có cách chăm sóc phù hợp.
Theo ThS.BS Trần Anh Vũ - Phó giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, xương khớp theo thời gian sẽ bị thoái hóa, mài mòn, suy yếu và thiếu linh hoạt do lão hóa, chấn thương, áp lực vận động... Trường hợp khớp bị đau nhức, căng cứng bất thường và kéo dài, người bệnh nên đến các bệnh viện chuyên khoa để tiến hành xét nghiệm máu, đo điện cơ, chụp X-quang, CT Scan, MRI (cộng hưởng từ)... để được chẩn đoán chính xác.
Trong trường hợp nếu muốn tự mình đánh giá sơ bộ về sức khỏe các khớp, bạn có thể áp dụng một số bài kiểm tra đơn giản tại nhà.
Bài kiểm tra khớp vai
Đây là bài kiểm tra độ linh hoạt của khớp vai giúp phòng chống chấn thương khi chơi các môn thể thao như bơi lội, quần vợt, cầu lông, bóng chuyền... Việc biết được mức độ linh hoạt của khớp vai cao hay thấp sẽ phản ánh tình trạng sức khỏe hiện tại.
Để thực hiện, bạn cần đứng thẳng, đưa cánh tay phải lên cao, rồi uốn cong khuỷu tay phải ra sau đầu. Tiếp đó, giữ cánh tay phải cố định sao cho lòng bàn tay úp vào trong và nằm giữa giữa hai bả vai. Đưa cánh tay trái ra sau lưng với lòng bàn tay hướng ra ngoài và cố gắng chạm các ngón tay của cả hai bàn tay vào nhau, rồi lặp lại tương tự với vai đối diện.
Bài kiểm tra độ linh hoạt của khớp vai tại nhà.
Để đánh giá, bạn dùng thước dây hoặc thước kẻ để đo khoảng cách giữa ngón tay phải và tay trái. Sau đó, đánh giá độ linh hoạt của khớp vai dựa vào các cấp độ linh hoạt sau: nếu ngón tay chạm vào nhau là tốt; độ linh hoạt khá tốt nếu các đầu ngón tay không chạm vào nhưng cách nhau dưới 5cm; độ linh hoạt kém nếu các đầu ngón tay cách nhau lớn hơn 5cm.
Khớp vai bị tổn thương hoặc viêm mới dẫn đến tình trạng kém linh hoạt. Nếu bạn nhận thấy vai kém linh hoạt, kèm theo dấu hiệu đau nhức mỗi khi cử động, hãy thận trọng với bệnh thoái hóa khớp vai.
Bài kiểm tra đốt sống cổ
Bài kiểm tra cổ có tên Spurling được sử dụng chẩn đoán một dây thần kinh bị chèn ép hoặc bị đè nén thông qua phản ứng đau khi di chuyển phần đầu và cổ. Để thực hiện, bạn ngồi một tay giữ vai, một tay đặt nhẹ lên đỉnh đầu rồi kéo cong phần đầu và cổ từ từ sang bên trái hoặc phải. Đầu tiên, kéo phần đầu và cổ bạn về phía sau, mặt chếch lên cao hoặc kéo đầu và cổ cúi xuống thấp. Sau đó, bạn xoay đầu từ trái qua phải trong khi phần đầu vẫn hướng xuống dưới.
Bài kiểm tra sẽ diễn ra dễ dàng và suôn sẻ hơn khi bạn nhờ sự hỗ trợ của người thân hoặc bạn bè.
Bài kiểm tra đánh giá nguyên nhân đau cột sống cổ Spurling.
Sau khi hoàn thành bài kiểm tra Spurling, nếu bạn không cảm thấy đau mỏi hoặc yếu cơ trong khi thực hiện, tức là cột sống cổ hoàn toàn khỏe mạnh. Nếu cảm thấy đau nhức khi di chuyển và nghiêng đầu, tức là dây thần kinh ở cột sống cổ đang bị chèn ép. Cơn đau này có thể ảnh hưởng đến cổ, vai hoặc cánh tay của bạn.
Lúc này, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân chèn ép dây thần kinh hoặc do thoái hóa đốt sống cổ hoặc thoát vị đĩa đệm... Nếu không được điều trị sớm, bệnh sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng vận động của cột sống cổ, vai và cánh tay.
Bài kiểm tra khớp gối
Khớp gối là một khớp lớn, giữ vai trò điều chỉnh các cử động của hai chân đồng thời gánh đỡ trọng lượng toàn thân, thế nên vị trí này rất dễ tổn thương và thường bị thoái hóa sớm. Để phát hiện sớm nguy cơ thoái hóa, kịp thời đưa ra giải pháp chữa trị, bảo vệ khớp gối. Bạn có thể áp dụng bài kiểm tra tình trạng đầu gối của bác sĩ phục hồi chức năng Hou Zhongbao trong một chương trình truyền hình của Đài Loan.
Cụ thể, bạn dùng ngón tay cái ấn lên xuống khớp gối với lực trung bình, nếu cảm thấy dây chằng bị đau khi ấn xuống thì có thể khớp gối có vấn đề. Sau đó, bạn quan sát hai đầu gối, nếu một bên sưng to hơn bên còn lại, sờ tay vào phần mềm thấy ấm có nghĩa khớp gối đang bị tích dịch nhầy. Điều này cảnh báo có thể 90% khớp gối của bạn đang gặp vấn đề cần can thiệp y tế.
Cuối cùng, bạn ngồi xổm hoặc quỳ gối khoảng 10-20 giây, nếu cảm thấy phần đầu gối đau nhức. Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thoái hóa khớp.
Ngồi xổm để đo mức độ chịu đựng của cơ khớp gối.
Bác sĩ Hou Zhongbao đưa ra thang điểm đánh giá thoái hóa khớp thông qua 8 dấu hiệu cơ bản, với tổng điểm 10. Nếu khớp đau nhức bên trong đầu gối, tương ứng 2 điểm. Nếu sưng đầu gối: 2 điểm. Nếu khó khăn khi ngồi xổm: 1 điểm. Nếu đau và cứng cơ mặt sau đầu gối: 1 điểm. Nếu bất chợt có những cơn đau đầu gối xuất hiện: 1 điểm. Trường hợp cảm giác đau và yếu đầu gối khi đi lại: 1 điểm. Khi bị đau khi lên xuống cầu thang: 1 điểm. Chân vòng kiềng, bàn chân bẹt (không phải do bẩm sinh): 1 điểm.
Sau khi kiểm tra các dấu hiệu, nếu tổng điểm vượt 3 điểm, bạn nên đến bệnh viện thăm khám vì khớp gối đang gặp vấn đề nghiêm trọng. Trong đó, nếu khớp gối đồng thời xảy ra hai dấu hiệu một và hai thì nguy cơ bị thoái hóa khớp rất cao.
Bài kiểm tra cổ tay
Cổ tay là khớp nhỏ nhưng là nơi hội tụ nhiều dây thần kinh nên rất nhạy cảm. Bài kiểm tra phản ứng dây thần kinh giúp chúng ta nhận ra điểm bất thường ở cấu trúc khớp cổ tay.
Đầu tiên, bạn đưa hai tay ra trước mặt, úp bàn tay xuống dưới và kéo cổ tay vào bên trong khoảng 60 giây. Bạn nên dùng tay trái kéo bàn tay phải vào trong và ngược lại để đạt được kết quả tốt nhất. Sau đó, dùng ngón tay trỏ hoặc chiếc thước kẻ gõ nhẹ vào cổ tay trong trạng thái thả lỏng cánh tay.
Bẻ cong cổ tay nhận biết dấu hiệu tê mỏi bất thường của khớp cổ tay.
Sau khi thực hiện hai bài kiểm tra, nếu cổ tay không có biểu hiện đau, tê mỏi, ngứa ran hoặc yếu, bạn có thể yên tâm bởi cổ tay khỏe mạnh bình thường. Còn nếu bạn thấy cổ tay hoặc bàn tay bị đau, tê, ngứa ran, không có lực, thậm chí mất cảm giác thì bạn cần cảnh giác với nguy cơ bị hội chứng ống cổ tay, thoái hóa khớp cổ tay hoặc viêm khớp dạng thấp.
Để biết chính xác bệnh lý đang gặp phải, bạn nên đến bệnh viện để chụp X-quang, MRI, siêu âm, đo điện cơ hoặc xét nghiệm máu. Kết quả xét nghiệm này sẽ sáng tỏ phỏng đoán của bạn.
BS Anh Vũ khuyến cáo thêm, các bệnh lý xương khớp mạn tính như thoái hóa, viêm khớp thường diễn ra một cách âm thầm. Hầu hết mọi người khi phát hiện ra bệnh đều đã ở giai đoạn nặng. Do đó, việc thường xuyên áp dụng các bài kiểm tra sẽ hữu ích trong việc tầm soát bệnh xương khớp.
BS Anh Vũ khuyên cùng với thói quen kiểm tra xương khớp định kỳ, mỗi người nên chủ động xây dựng lối sống khoa học, bao gồm ăn uống đủ chất, tập luyện thể chất đều đặn, vận động đúng tư thế và chú trọng bổ sung dưỡng chất chăm sóc xương khớp từ bên trong. Hiện nay, các tinh chất như Eggshell Membrane, Collagen Type 2 không biến tính, Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate... được khoa học đánh giá cao nhờ khả năng ức chế quá trình viêm, làm chậm thoái hóa khớp, tăng cường độ dẻo dai và linh hoạt cho khớp toàn thân. Khi xương khớp chắc khỏe, mỗi người sẽ tự chủ cuộc sống, dễ dàng làm những việc mình yêu thích.
Nguồn: vnexpress
---
Viên uống Bồi Bổ Xương Khớp Glucasamine và Vi Sụn Cá Mập
Cho xương khớp chắc khỏe. Là sản phẩm kết hợp Glucosamine và sụn vi cá, hỗ trợ trong việc tái tạo phục hồi sụn khớp, kìm hãm enzyme nội sinh được sản sinh ra trong quá trình viêm khớp, thoái hóa khớp làm phá hủy sụn khớp (khi khớp bị viêm, thái hóa làm khô chất nhờn trong ổ khớp, tạo ra sự ma sát, có thể nghe thấy tiếng lạo xạo trong ổ khớp khi di chuyển, tạo ra enzyme nội sinh phá hủy sụn khớp). Viên uống còn hỗ trợ trong việc tăng dịch khớp làm giảm ma sát, tránh gây tổn thương cho khớp.