ĐIỀU GÌ XẢY RA KHI THỜI KÌ MÃN KINH Ở PHỤ NỮ BẮT ĐẦU

ĐIỀU GÌ XẢY RA KHI THỜI KÌ MÃN KINH Ở PHỤ NỮ BẮT ĐẦU

Tiền mãn kinh là quá trình chuyển đổi mãn kinh ở phụ nữ, lúc này cơ thể sẽ không xuất hiện chu kỳ rụng trứng, kinh nguyệt sẽ mất đi và không còn khả năng sinh sản. Thời kỳ này thường đến trong khoảng 45 đến 55 tuổi. Mãn kinh được coi là sớm khi xuất hiện trước tuổi 40. Vậy dấu hiệu nào báo hiệu tiền mãn kinh sớm?

1. Các dấu hiệu của tiền mãn kinh sớm

Nếu trong hơn 12 tháng bạn không có kinh nguyệt (trừ những trường hợp sau sinh con) thì rất có thể bạn đang trong giai đoạn mãn kinh. Đa số phụ nữ đều phải trải qua khoảng thời gian trước khi mãn kinh được gọi giai đoạn tiền mãn kinh, có nhiều thay đổi cả về chức năng sinh sản và tâm lý, gây nhiều phiền toái cho bản thân người phụ nữ cũng như gia đình.

Các triệu chứng thường bắt đầu một vài tháng hoặc vài năm trước khi chu kỳ của bạn dừng lại. Trung bình, hầu hết các triệu chứng kéo dài khoảng 4 năm kể từ chu kỳ cuối cùng của bạn. Nếu bạn trải qua thời kỳ mãn kinh đột ngột thay vì dần dần thì các triệu chứng của bạn có thể nặng nề hơn.

Tiền mãn kinh: dấu hiệu, triệu chứng, cách sử dụng thuốc - Bệnh viện quận 11

Các dấu hiệu của tiền mãn kinh sớm cũng giống như các dấu hiệu của một giai đoạn tiền mãn kinh bình thường, chỉ khác nó xảy ra sớm hơn, trước 40 tuổi. Các dấu hiệu của tiền mãn kinh sớm:

  • Rụng tóc
  • Nóng trong người
  • Đổ mồ hôi đêm
  • Loang xương
  • Hệ tiêu hóa rối loạn thường xuyên
  • Giảm ham muốn
  • Làn da lão hóa nhanh chóng

2. Nguyên nhân gây tiền mãn kinh sớm

Sau đây là một số nguyên nhân gây ra mãn kinh sớm. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp không thể xác định được nguyên nhân gây mãn kinh sớm.

2.1. Di truyền

Nếu mẹ của bạn có độ tuổi mãn kinh bắt đầu sớm, bạn có nhiều khả năng cũng sẽ mãn kinh sớm giống như mẹ bạn. Bởi vậy, việc biết được độ tuổi bắt đầu mãn kinh của mẹ có thể cung cấp những dữ liệu gợi ý về thời điểm mà bạn bắt đầu mãn kinh. Tuy nhiên, gen chỉ là một phần nguyên nhân của mãn kinh sớm.

Tiền mãn kinh - Dấu hiệu, triệu chứng và cách khắc phục

2.2. Yếu tố lối sống

Một số yếu tố lối sống có thể có tác động vào tuổi bắt đầu mãn kinh của bạn như:

  • Thuốc lá làm giảm lượng hormone estrogen trong cơ thể nữ giới, có thể gây ra tiền mãn kinh sớm.
  • Chỉ số khối cơ thể (BMI) cũng có thể là yếu tố dẫn đến tiền mãn kinh sớm. Hormone estrogen được lưu trữ trong mô mỡ. Những phụ nữ rất gầy có ít dự trữ hormon estrogen hơn, bởi vậy có thể bị cạn kiện lượng hormone này sớm hơn.
  • Một số nghiên cứu cũng cho thấy chế độ ăn chay, không tập thể dục và thiếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời lâu ngày cũng có thể gây ra tiền mãn kinh sớm.

 

2.3. Khiếm khuyết nhiễm sắc thể

Một số khiếm khuyết nhiễm sắc thể có thể dẫn đến tiền mãn kinh sớm. Ví dụ, hội chứng Turner liên quan đến việc sinh ra một nhiễm sắc thể không hoàn chỉnh, chỉ có một nhiễm sắc thể X trong tế bào. Phụ nữ mắc hội chứng Turner có buồng trứng hoạt động không hiệu quả hoặc không hoạt động. Đây là nguyên nhân dẫn đến vô kinh hoặc tiền mãn kinh sớm.

2.4. Bệnh tự miễn

Dấu hiệu tiền mãn kinh sớm có thể là triệu chứng của bệnh tự miễn như bệnh tuyến giáp hoặc viêm khớp dạng thấp. Trong các bệnh tự miễn, hệ thống miễn dịch sẽ nhận nhầm một cơ quan trong cơ thể với các tác nhân lạ và tấn công cơ quan này. Việc mắc một trong các bệnh này có thể ảnh hưởng đến buồng trứng. Thời kỳ mãn kinh xảy ra khi buồng trứng ngừng hoạt động.

2.5. Điều trị ung thư

Xạ trị và hóa trị có thể gây ra suy buồng trứng sớm. Điều này có thể là vĩnh viễn hoặc tạm thời. Nguy cơ tiền mãn kinh sớm của bạn sẽ phụ thuộc vào:

  • Tuổi tác của bạn: Người ít tuổi thì có thể chịu đựng với hóa chất và tia xạ hơn so với các phụ nữ lớn tuổi.
  • Loại hóa chất điều trị hóa trị khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến buồng trứng.
  • Vị trí điều trị ung thư: Nguy cơ phát triển tiền mãn kinh sớm nếu vị trí xạ trị ở não hoặc vùng chậu.

Vậy nên hãy bổ sung hormone Estrogen giúp cơ thể luôn trong trạng thái cân bằng dù ở độ tuổi mãn kinh

1. Can thiệp bằng biện pháp y tế

Có 2 liệu pháp thay thế hormone chính (HT):

  • Liệu pháp estrogen: Các bác sĩ kê đơn một lượng estrogen thấp dưới dạng thuốc viên hoặc miếng dán mỗi ngày. Estrogen cũng được kê dưới dạng kem, vòng đặt âm đạo, gel hoặc thuốc xịt.
  • Liệu pháp nội tiết tố estrogen progesterone/progestin (EPT): Hình thức này thường kết hợp liều lượng giữa estrogen và progesterone hoặc progestin một dạng tổng hợp progesterone.

Tuy nhiên, phương pháp điều trị này cũng mang một số rủi ro như: tăng nguy cơ ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung, mắc các vấn đề về túi mật/sỏi mật, đông máu và đột quỵ,..

2. Bổ sung bằng thực phẩm

Sâm tố nữ, đậu nành, sắn dây, hạt vừng, rau cải họ ...

Một loại polyphenol có tác dụng giống Estrogen có trong đậu nành, sắn dây, v.v. Chứa khoảng 1,4 mg trong mỗi gram đậu nành và được cho là chỉ bằng 1/1000 lượng estrogen được sản xuất trong cơ thể.

Sâm Tố Nữ và Estrogen có 3 thành phần hóa học có hình dạng giống nhau và thành phần có trong Sâm Tố Nữ hoạt động mạnh mẽ hơn Estrogen. Theo nghiên cứu ở phụ nữ tuổi 40 có triệu chứng mãn kinh, sau 6 tháng sử dụng sản phẩm có chứa Sâm Tố Nữ, các chỉ số về các biểu hiện của mãn kinh giảm đáng kể. 

Tham khảo viên uống Cân Bằng Nội Tiết Tố Nữ Pueraria Pure tại đây

Những bài viết liên quan về nội tiết tố:

PHỤ NỮ ĐANG U XƠ CÓ NÊN SỬ DỤNG SẢN PHẨM NỘI TIẾT KHÔNG?

NỘI TIẾT TỐ NỮ VÀ QUÁ TRÌNH CÂN BẰNG XUYÊN SUỐT

 

Quay lại blog